Những thay đổi trong hành vi mua sắm năm qua do COVID-19 và xu hướng thị trường năm mới 2022
4785 views
22-01-2022
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Business.Cosmolife.vn) Thông qua báo cáo này, đọc giả sẽ có cái nhìn tổng thể về ngành thương mại điện tử tại Đông Nam Á và Việt Nam, nơi mà thương mại điện tử đã có vai trò thúc đẩy, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế quốc gia trong bối cảnh đại dịch.

Lazada Việt Nam phối hợp cùng các chuyên gia phát hành Báo cáo Toàn cảnh ngành Thương mại điện tử với chủ đề Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ COVID-19. Đây là báo cáo tổng hợp nguồn dữ liệu có liên quan từ các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín trong và ngoài nước, các nhận định từ hai chuyên gia: Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chuyên gia cấp cao Tư vấn chiến lược kinh doanh và Truyền thông doanh nghiệp và Ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Điều hành MiBrand, và những số liệu thu thập từ nền tảng thương mại điện tử Lazada trong xuyên suốt năm 2021.

Thông qua báo cáo này, người đọc sẽ có cái nhìn tổng thể về ngành thương mại điện tử tại Đông Nam Á và Việt Nam, nơi mà thương mại điện tử đã có vai trò thúc đẩy, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế quốc gia trong bối cảnh đại dịch. Bên cạnh đó, báo cáo này cũng chỉ ra các xu hướng đã diễn ra trong năm 2021 từ số liệu thu thập trên các nền tảng thương mại điện tử, bao gồm: xu hướng hưởng ứng các hoạt động Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), mua sắm hàng bách hóa trên sàn thương mại điện tử, sự gia tăng về số lượng nhà bán hàng mới, sự đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống logistics (hậu cần) nội bộ, cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội. Báo cáo cũng đi sâu vào những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng năm 2021. Nhìn chung, độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.

Nhờ phân tích những thay đổi trong đối tượng nhà bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử đã thu hút nhiều nhà bán từ ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG (tương quan với nhu cầu gia tăng) và nhà bán phi thành thị hơn trước. Báo cáo cũng nêu bật nhiều sáng kiến từ các nền tảng thương mại điện tử nhằm hỗ trợ, giữ chân nhà bán hàng, đồng thời giúp họ nắm bắt những khác biệt cốt lõi giữa kinh doanh trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline). Nhiều câu chuyện kinh doanh thành công được chia sẻ trong báo cáo, cùng với những con số và kết quả ấn tượng từ Lazada Việt Nam trong năm 2021, minh chứng cho sự tăng trưởng của thương mại điện tử trong năm qua.

Về thay đổi hành vi của người tiêu dùng, báo cáo ghi nhận 58% người tiêu dùng Việt cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm hàng bách hóa trên nền tảng thương mại điện tử bởi sự tiện lợi và thói quen này sẽ vẫn duy trì với 53% thừa nhận rằng mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng trực tuyến mua sắm trên 5 triệu đồng trong năm 2020 tăng lên đáng kể so với năm 2019.

Báo cáo cũng phân tích sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến chính là trải nghiệm và kết nối. Không giống với mua sắm ngoại tuyến, người mua có thể “sờ tận tay, nhìn tận mắt” sản phẩm,  môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng. Và chiến lược Shoppertainment - mua sắm kết hợp giải trí - với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, trò chơi trực tuyến, đánh giá sản phẩm thực tế…, chính là “chìa khóa” giúp thương hiệu và nhà bán hàng tháo gỡ được nút thắt này.

Ngoài ra, các yếu tố tạo dựng sự khác biệt cho các nền tảng thương mại điện tử cũng được nêu bật trong báo cáo bao gồm: sức mạnh từ việc đầu tư bài bản vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics nội bộ, hay các sáng kiến vì xã hội và cộng đồng. Cụ thể, việc duy trì giao hàng trong khoảng thời gian giãn cách nghiêm ngặt từ tháng 7 đến tháng 9/2021 đã hỗ trợ cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng; và những nhận định như "có trách nhiệm", "nhân ái" hoặc "đạo đức" sẽ giúp các nền tảng thương mại điện tử để lại thiện cảm lâu hơn trong tâm trí người tiêu dùng.

Để duy trì cơ hội tăng trưởng doanh số bán hàng trực tuyến, người bán hàng mới hoặc đã tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nên xem xét các xu hướng được dự báo trong báo cáo:

Sự lên ngôi của Social Commerce: Các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.

Nội dung do người dùng sáng tạo (user generated content) sẽ trở nên quyền lực hơn bao giờ hết: Với sự gia tăng của nhiều nền tảng mạng xã hội có tương tác cao và xu hướng để lại bài đánh giá (review), việc thu hút người dùng chia sẻ thêm các nội dung/nhận xét liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ giúp tối ưu hóa kết nối và hỗ trợ quá trình quyết định mua hàng.

Mua sắm đa kênh: Tăng “điểm chạm” - đẩy doanh thu: Tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn cũng như gói hỗ trợ từ nền tảng thương mại điện tử là cách giúp nhà bán tiết kiệm chi phí khi mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Sự đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn: Để tăng cường sự tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (COD) trong thời gian tới.

Xu hướng cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng: Cá nhân hóa nội dung và điểm chạm trong hành trình mua sắm sẽ là chìa khóa để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng. Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada đã đầu tư vào AI và công nghệ để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thấu hiểu khách hàng hơn và thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ.

Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan chia sẻ: “Chúng ta đang trải qua một giai đoạn lịch sử, khi dịch COVID-19 gây ra hàng loạt khó khăn, đứt gãy, nhưng cũng đồng thời mở ra thêm nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế số và các dịch vụ trực tuyến. Là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với tệp khách hàng và mạng lưới đối tác rộng lớn, chúng tôi đã quan sát được nhiều sự dịch chuyển đáng chú ý trong bức tranh toàn cảnh về thị trường Thương mại điện tử Việt Nam năm qua. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi hợp tác cùng các chuyên gia để xây dựng báo cáo toàn cảnh ngành Thương mại điện tử với chủ đề Thương mại điện tử năm 2021: Thích ứng và nhanh chóng vượt trở ngại từ COVID-19. Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các tổ chức và cá nhân quan tâm tìm hiểu về những tác động của COVID-19 đến thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, chuyển đổi số trong năm vừa qua cũng như những dự đoán về xu hướng của thị trường này trong năm 2022, qua đó, giúp cho các doanh nghiệp có thêm nhiều dữ liệu để củng cố định hướng phát triển của mình trong thời gian tới”.

Hiểu hơn về Tập đoàn Lazada

Thành lập vào năm 2012, Tập đoàn Lazada là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á. Thông qua công nghệ và thương mại, chúng tôi đang góp phần hỗ trợ đẩy nhanh sự phát triển tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Với mạng lưới thanh toán và logistics lớn nhất trong khu vực, Lazada đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người tiêu dùng tại Đông Nam Á. Tới năm 2030, mục tiêu của chúng tôi là sẽ phục vụ cho 300 triệu khách hàng trong toàn khu vực. Từ năm 2016, Lazada đã trở thành nền tảng chiến lược trong khu vực của Tập đoàn Alibaba với sự hỗ trợ về hạ tầng công nghệ tiên tiến nhất của tập đoàn.
Text: Doanh Nhân Thành Thị - Business.Cosmolife.vn | Source: Lazada Viet Nam
RELATED NEWS

Phân bón Bình Điền năm 2024 duy trì thu nhập ổn định cho người lao động, sản xuất sản phẩm mới phù hợp biến đổi khí hậu

7913 views
26-04-2024
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, đại hội thông qua chương trình hành động của Công ty CPPB Bình Điền trong năm 2024 sẽ tập trung vào các các chỉ tiêu: đạt sản lượng sản xuất gần 600.000 tấn, sản lượng tiêu thụ gần 600.000 tấn, tổng doanh thu ước đạt hơn 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 210 tỷ đồng…

Hỗ trợ đặc biệt từ Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để quảng bá sản phẩm và thương hiệu địa phương

13651 views
24-04-2024
ILDEX Vietnam 2024 sẵn sàng bùng nổ trở lại với phiên bản 2024 đầy hấp dẫn. Phiên bản lần này của triển lãm sẽ trở lại với quy mô lớn nhất, cùng sự tham gia của hơn 200 công ty hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới và hơn 10.000 khách thăm quan thương mại, khiến việc tham gia triển lãm trở thành cơ hội kết nối có một không hai. 10 quốc gia có số lượng Đơn vị triển lãm tham gia nhiều nhất là: Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Thái Lan. Tỷ lệ các Đơn vị triển lãm quốc tế là gần 90%.

Hướng đến thương hiệu phát triển bền vững, LocknLock tài trợ kim cương cho chiến dịch Earth Day Việt Nam 2024

16417 views
23-04-2024
Để tăng các chỉ số ESG giúp LocknLock Việt Nam hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, công ty đã tham gia đồng hành, tài trợ cho nhiều chương trình vì môi trường, vì cộng đồng xanh. Mới đây, LocknLock đồng hành cùng “Earth Day Việt Nam 2024” của cộng đồng “Xanh Việt Nam” với vai trò là nhà Tài trợ Kim Cương.

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh Châu Á - Smart City Asia 2024 quy tụ hơn 800 gian hàng

17199 views
17-04-2024
Hơn 500 doanh nghiệp cũng như hơn 800 gian hàng đến từ nhiều quốc quốc gia và Việt Nam sẽ giới thiệu công nghệ mới nhất, giải pháp tiên tiến nhất thúc đẩy xây dựng đô thị thông minh. Smart City Asia 2024 kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác công – tư, triển khai các dự án thành phố thông minh, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội nhằm giải quyết thách thức qua nền tảng công nghệ số…

FPT Retail mở thêm 400 nhà thuốc, 100 trung tâm tiêm chủng năm 2024, xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện

17009 views
17-04-2024
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bạch Điệp chia sẻ định hướng xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện FRT bằng kế hoạch kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc, đặt mục tiêu mở mới 100 trung tâm tiêm chủng vaccine ngay trong năm nay 2024. Sở dĩ FPT Retail tự tin đặt những mục tiêu lớn như vậy vì bà Chủ tịch HĐQT đánh giá các chính sách của nhà nước hiện nay đang hỗ trợ nhiều hơn cho thị trường dược phẩm phát triển minh bạch và bền vững.