(Doanh Nhân Thành Thị – Business.Cosmolife.vn) Bà Åshild Nakken, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Thủy sản Na Uy, cho biết tại lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Hội đồng Thủy sản Na Uy với Tập đoàn Golden Gate ngày 27/11/2024, hải sản Na Uy tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong thị trường hải sản nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt là ở nhóm sản phẩm như cá hồi, cua nâu và cua hoàng đế Na Uy. Đặc biệt trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 24.000 tấn cá hồi Na Uy. Việt Nam cũng là một trong những thị trường nhập khẩu hải sản Na Uy lớn nhất Đông Nam Á.
Theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) năm 2024, cho thấy hải sản Na Uy tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu trong thị trường hải sản nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt là ở nhóm sản phẩm như cá hồi, cua nâu và cua hoàng đế Na Uy. Với mức nhận diện thương hiệu cao và nguồn cung cấp dồi dào, hải sản Na Uy luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam khi tìm kiếm những sản phẩm hải sản chất lượng cao và có nguồn gốc bền vững.
Na Uy là quốc gia dẫn đầu trong việc cung cấp cá hồi nhập khẩu vào Việt Nam, chiếm đến 79% thị phần trong tổng sản lượng nhập khẩu trong năm nay với 24.000 tấn. Trong thị trường có mức độ cạnh tranh cao, Na Uy tập trung vào chất lượng cao, tính bền vững và khả năng truy xuất nguồn gốc đã tạo được niềm tin lớn với người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp chỉ chiếm lần lượt 10% và 8% thị phần, cho thấy vị thế vững chắc của Na Uy trong ngành hàng cá hồi nhập khẩu. Đồng thời, sản phẩm cá hồi đông lạnh của Na Uy cũng được tiêu thụ rộng rãi, đặc biệt là nhu cầu sử dụng thịt bụng cá hồi trong các món sushi, từ đó thúc đẩy sự gia nhập sâu hơn của các sản phẩm hải sản Na Uy vào thị trường Việt Nam.
Tương tự, hải sản Na Uy cũng dẫn đầu ở các dòng sản phẩm cua hoàng đế và cua nâu. Trong năm 2024, thị trường cua hoàng đế tại Việt Nam đạt khoảng 350 tấn, trong đó Na Uy chiếm 54% thị phần. Ngoài ra, Na Uy cũng chiếm 76% thị phần cua nâu nhập khẩu, khẳng định vị thế dẫn đầu của quốc gia trong thị trưởng hải sản nhập khẩu Việt Nam.
Thông qua việc tăng cường hợp tác chiến lược với các đối tác địa phương, hải sản Na Uy đã trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam, từ các nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đến các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống. Các nhà bán lẻ lớn của Việt Nam đã đón nhận hải sản Na Uy, qua đó củng cố sự hiện diện của các sản phẩm này trên thị trường. Với mức tiêu thụ hải sản bình quân đầu người là 40,9 kg mỗi năm, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với hải sản Na Uy chất lượng cao có nguồn gốc bền vững. Sự hợp tác này làm phong phú thêm các lựa chọn hải sản tại Việt Nam với những sản phẩm hải sản hàng đầu, có nguồn gốc bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
"Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn đối với hải sản Na Uy và chúng tôi rất vui mừng khi được tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các đối tác Việt Nam" bà Åshild Nakken, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của NSC chia sẻ. "Cam kết của chúng tôi về chất lượng, tính bền vững và các mối quan hệ sâu sắc với đối tác địa phương là yếu tố quan trọng trong sự thành công của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng những nỗ lực chung này sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ cho thị trường hải sản nhập khẩu tại Việt Nam, mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam".
Bà Åshild Nakken, Giám đốc Khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Hải sản Na Uy
Trong tháng 11, Hội đồng Hải sản Na Uy tổ chức một số sự kiện quan trọng để tăng cường các mối quan hệ đối tác và quảng bá hải sản Na Uy tại Việt Nam. Một trong những điểm nhấn quan trọng là ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Golden Gate, tăng cường hợp tác và đẩy mạnh sự hiện diện của các sản phẩm hải sản Na Uy chất lượng cao tại các chuỗi nhà hàng của Golden Gate.
Sau thành công tại Hà Nội, NSC tiếp tục tổ chức chương trình "Học viện Cá hồi Na Uy" tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình được xây dựng nhằm nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng chế biến đối với cá hồi Na Uy cho đối tượng nhà bán lẻ, nhân viên quầy hải sản tại các siêu thị và những người làm việc trong lĩnh vực hải sản tại Việt Nam. Chương trình toàn diện này sẽ cung cấp những kiến thức và thông tin về chất lượng vượt trội, tính bền vững, cách chế biến và bảo quản, các ứng dụng linh hoạt và đa dạng trong ẩm thực của cá hồi Na Uy. Hội đồng Hải sản Na Uy sẽ cấp chứng nhận cho các học viên tham gia Học viện Cá hồi.
NSC cũng tổ chức một hội thảo với các đối tác địa phương, quy tụ các bên liên quan trong ngành để thảo luận về các xu hướng thị trường, thách thức và cơ hội đối với hải sản Na Uy tại Việt Nam. Hội thảo tập trung mạnh vào các yếu tố bền vững và động lực cho sự phát triển chung của ngành. Nhân dịp này, Hội đồng tổ chức chương trình tiệc tối Hải sản Na Uy, đặc biệt dành đến các lãnh đạo các doanh nghiệp địa phương chuyên nhập khẩu, phân phối và sử dụng hải sản Na Uy, củng cố vị thế của Na Uy như là một nguồn cung cấp hải sản chất lượng cao đáng tin cậy. Các hoạt động này thể hiện cam kết của NSC trong việc tăng cường kết nối với ngành công nghiệp ẩm thực tại Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong ngành.
Chính sách phát triển bền vững của NSC hoàn toàn phù hợp với giá trị của người tiêu dùng Việt Nam, nơi 82,2% người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hải sản có nguồn gốc bền vững. Cam kết của hải sản Na Uy về tính minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm bảo vệ môi trường đã giúp các sản phẩm của quốc gia này trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong một thị trường ngày càng coi trọng yếu tố bền vững.
Trong năm 2024, với sự hiện diện của siêu sao bóng đá Erling Haaland với vai trò đại sứ toàn cầu cho hải sản Na Uy đã mang lại hiệu quả vượt trội. Sự nổi tiếng toàn cầu của Haaland đã giúp tăng cường sự hiện diện của hải sản Na Uy tại các thị trường quốc tế, bao gồm cả Việt Nam, nơi anh được yêu thích bởi những người tiêu dùng trẻ và đam mê bóng đá. Sự kết hợp giữa thương hiệu "Seafood from Norway" và Haaland đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố vị thế của Na Uy như là nhà cung cấp hải sản chất lượng cao hàng đầu.
Cho đến cuối tháng 10 năm 2024, Na Uy đã ghi nhận mức tăng trưởng 16% trong sản lượng xuất khẩu hải sản và 18% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng lượng 60.900 tấn, trị giá 2,23 tỷ NOK (~201 triệu USD). Những con số này củng cố vị thế Việt Nam là thị trường đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á với hải sản Na Uy.
Những thành tựu này và định hướng phát triển cho tương lai đã làm nổi bật mối quan hệ đối tác kinh tế đặc biệt giữa Việt Nam và Na Uy. Thông qua các nỗ lực không ngừng để nâng cao khả năng tiếp cận của người tiêu dùng Việt Nam với các sản phẩm hải sản na Uy, Na Uy luôn cam kết đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về các sản phẩm hải sản cao cấp tại Việt Nam, mở ra con đường phát triển bền vững và mang lại lợi ích song phương cho cả hai quốc gia.
Thương hiệu “Seafood from Norway” (Hải sản Na Uy) bảo đảm chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm hải sản Na Uy, củng cố danh tiếng của Na Uy như là một nguồn cung cấp hải sản cao cấp tại Việt Nam. Thương hiệu này, đã được công nhận toàn cầu, góp phần thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ của hải sản Na Uy trên thị trường Việt Nam, là biểu tượng cho cam kết về chất lượng và nguồn gốc bền vững.Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) là cầu nối giữa ngành nuôi trồng hải sản Na Uy với thị trường quốc tế, thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, phát triển thị trường và quản lý rủi ro về danh tiếng. Có trụ sở chính tại Tromsø, Hội đồng Hải sản Na Uy hiện diện tại 12 thị trường quốc tế trọng điểm. Các hoạt động của Hội đồng được tài trợ bởi ngành hải sản Na Uy thông qua thuế quan đối với tất cả các mặt hàng hải sản xuất khẩu của Na Uy. Hội đồng Hải sản Na Uy là công ty nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thuỷ sản Na Uy.Publish: Doanh Nhân Thành Thị – Business.Cosmolife.vn | Source: Seafood from Norway