Xu hướng phát triển, đào tạo ngành thương mại điện tử tại các trường đại học hiện nay và thời gian tới
3661 views
10-09-2022
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Business.Cosmolife.vn) Với mong muốn góp phần vào việc đạt được hai mục tiêu trên và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các hội viên của mình với các trường đại học trên cả nước, năm 2022 VECOM tiến hành khảo sát tình hình đào tạo thương mại điện tử tại 132 trường đại học và xây dựng Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử.

Theo Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong năm 2021 đã có nhiều trường đại học bắt đầu đào tạo chính quy ngành thương mại điện tử. Cũng theo Báo cáo này nhiều trường đại học trên cả nước dự kiến mở ngành thương mại điện tử trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Một số ngành đào tạo khác liên quan tới thương mại điện tử cũng cho thấy nhu cầu nhân lực tăng nhanh. Chẳng hạn, thông tin tuyển sinh vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm học 2022 - 2023 thể hiện nhu cầu theo học ngành này rất cao. Đồng thời, từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở hai ngành đào tạo mới là Kinh tế số và Công nghệ tài chính (Fintech).

Từ năm 2015 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã dự đoán giai đoạn 10 năm 2016 - 2025 thương mại điện tử nước ta sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh và ổn định. Trên thực tế nửa đầu của giai đoạn đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của lĩnh vực này. Trong hai năm 2020 - 2021 nước ta trải qua đại dịch COVID-19 với những tác động nặng nề tới kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng vượt 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong bốn năm 2022 - 2025 nhờ kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 và những động lực tăng trưởng từ Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử.

Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử năm 2020 và 2022 đã nhấn mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại điện tử tại hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh trên cả nước là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của thương mại điện tử nước ta trong giai đoạn tới. Kênh chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử chuyên nghiệp, chất lượng cao là các trường đại học.

Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn năm 2021 – 2025 đã đặt ra hai mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu thứ nhất là 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo thương mại điện tử. Mục tiêu thứ hai là một triệu lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

Với mong muốn góp phần vào việc đạt được hai mục tiêu trên và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các hội viên của mình với các trường đại học trên cả nước, năm 2022 VECOM tiến hành khảo sát tình hình đào tạo thương mại điện tử tại 132 trường đại học và xây dựng Báo cáo Đào tạo thương mại điện tử. Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử tại các trường đại học 2022 cho thấy những bước tiến rất lớn của lĩnh vực này trong những năm gần đây.

Trước hết, số trường đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ đại học (mã ngành 7340122) liên tục tăng nhanh và tới nay đã lên tới 36 trường. Thứ hai, gần 40 trường đại học đã đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử. Tương tự như ngành thương mại điện tử, các trường đào tạo chuyên ngành này phân bố chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Thứ ba, có tới 53 trường đã giảng dạy học phần thương mại điện tử tại nhiều ngành liên quan như quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, công nghệ thông tin, tiếp thị số, tài chính – ngân hàng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh thương mại hay du lịch. Thứ tư, phần lớn các trường được khảo sát đã giảng dạy các học phần liên quan trực tiếp tới thương mại điện tử như tiếp thị số (digital marketing), công nghệ tài chính (fintech), logistics và quản lý chuỗi cung ứng,... Thứ năm, chương trình đào tạo thương mại điện tử càng ngày càng có xu hướng ưu tiên hơn đối với kinh doanh dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Infomation Technology and Telecomunication – ICT). Điều này dẫn tới càng ngày càng nhiều trường giao cho các khoa kinh tế - thương mại giảng dạy ngành này. Thứ sáu, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử đông đảo và chất lượng cao hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

Nhiều bước tiến lớn khác được thể hiện rõ ràng qua cuộc khảo sát liên quan tới chương trình đào tạo, học liệu, nghiên cứu khoa học, thực tập - kiến tập và hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên, hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo thương mại điện tử,... Tuy có những bước tiến lớn như trên nhưng các trường đại học còn nhiều thử thách cần vượt qua để có thể đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực rất cao của lĩnh vực thương mại điện tử giai đoạn đến năm 2025 và xa hơn nữa.

Thứ nhất, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo cả về số lượng và chất lượng. Trong khi số trường đại học mở ngành thương mại điện tử hay chuyên ngành thương mại điện tử tăng nhanh, số lượng giảng viên chỉ đáp ứng quy định ở mức tối thiểu.

Thứ hai, học liệu phục vụ đào tạo thương mại điện tử chưa đáp ứng đòi hỏi giảng dạy và học tập. Với lĩnh vực thay đổi nhanh và liên tục như thương mại điện tử, bên cạnh các giáo trình và tài liệu tham khảo dạng in cần có các phiên bản điện tử để có thể cập nhật kịp thời sự tiến bộ về công nghệ cũng như thực tiễn kinh doanh.

Thứ ba, hợp tác trong đào tạo thương mại điện tử còn mờ nhạt ở mọi hình thức, dù là hợp tác giữa các trường đại học, giữa các trường với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hay giữa nhà trường với doanh nghiệp.

Thứ tư, các hoạt động hỗ trợ đào tạo, bao gồm hoạt động của các trung tâm khởi nghiệp hay các câu lạc bộ sinh viên chưa thường xuyên và hấp dẫn.

Thứ năm, cần có dự báo khách quan về nhu cầu học thương mại điện tử với chỉ tiêu tuyển sinh trong những năm tới, đảm bảo số lượng chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thứ sáu, hoạt động định hướng nghề nghiệp, phổ biến, tuyên truyền về học thương mại điện tử chưa mạnh mẽ. Một mặt, đây là nhiệm vụ của mỗi trường, nhưng mặt khác đây cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các trường, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp liên quan tới lĩnh vực này.

Thứ bảy, số lượng các trường đại học đào tạo ngành thương mại điện tử tăng nhanh chưa tương xứng với chất lượng của chương trình đào tạo. Tỷ lệ các trường có chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành thương mại điện tử đã được kiểm định chất lượng và đạt yêu cầu còn rất thấp. Căn cứ vào kết quả khảo sát, kiến nghị của các trường, tình hình hiện tại và xu hướng phát triển thương mại điện tử giai đoạn tới năm 2025 và trung hạn tới năm 2030, VECOM đề xuất cần triển khai ngay nhiều hoạt động, bao gồm tổ chức định kỳ các hội thảo khoa học về đào tạo thương mại điện tử.

Ngày 7/9/2022 Hội thảo khoa học lần đầu tiên về đào tạo thương mại điện tử đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo này do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức. Trường Đại học Thuỷ Lợi, các doanh nghiệp TMĐT LAZADA và SAPO đã nhiệt tình phối hợp tổ chức. Tham dự hội thảo có nhiều đại biểu từ các cơ quan quản lý nước và các tổ chức liên quan tới thương mại điện tử, công nghệ thông tin, logictics, thanh toán, đầu tư, khoa học và công nghệ... Đông đảo đội ngũ giảng viên giảng dạy thương mại điện tử từ nhiều trường đại học và các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tham dự hội thảo này.

Hội thảo đã trao đổi về hai chủ đề chính. Chủ đề thứ nhất là đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn từ nay tới năm 2025 và xa hơn tới năm 2030, khả năng đáp ứng nhu cầu này từ các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Các diễn giả và đại biểu tập trung thảo luận các nội dung sau:

1. Đánh giá mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực trình độ đại học đối với sự phát triển thương mại điện tử hiện nay.

2. Sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử trình độ cao đẳng và trường

nghề. Tỷ lệ giữa số lượng nhân lực trình độ đại học với cao đẳng và trường nghề.

3. Khả năng hoàn thành các mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực nêu tại Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.

4. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp thương mại điện tử khi tuyển dụng và sử dụng nhân lực.

5. Một số khó khăn nổi bật của các trường đại học đào tạo thương mại điện tử.

6. Những gợi ý của doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học.

Chủ đề thứ hai đi sâu vào các vấn đề liên quan trực tiếp tới giảng dạy thương mại điện tử tại các trường đại học. Hội thảo đã phân tích và thảo luận sôi nổi về nhiều nội dung cụ

thể, bao gồm:

1. Tình hình Kiểm định chất lượng giáo dục Chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành thương mại điện tử

2. Thúc đẩy sự liên kết giữa các trường đại học đào tạo thương mại điện tử

3. Tăng cường liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn

4. Phổ biến tuyên truyền về ngành đào tạo thương mại điện tử

5. Tình hình tuyển sinh ngành thương mại điện tử

6. Đào tạo thương mại điện tử gắn với Logistics, Digital Marketing, Fintech

7. Mối quan hệ giữa đào tạo ngành thương mại điện tử với ngành Kinh tế số

8. Vai trò của cơ sở vật chất trong đào tạo thương mại điện tử

9. Những vấn đề về hoạt động của Câu lạc bộ Sinh viên thương mại điện tử

10. Triển khai Học phần thương mại điện tử tại tổ chức nghề nghiệp

11. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ngành thương mại điện tử

12. Phương pháp giảng dạy thương mại điện tử

Text: Doanh Nhân Thành Thị - Business.Cosmolife.vn | Source: General
RELATED NEWS

Phân bón Bình Điền năm 2024 duy trì thu nhập ổn định cho người lao động, sản xuất sản phẩm mới phù hợp biến đổi khí hậu

7949 views
26-04-2024
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, đại hội thông qua chương trình hành động của Công ty CPPB Bình Điền trong năm 2024 sẽ tập trung vào các các chỉ tiêu: đạt sản lượng sản xuất gần 600.000 tấn, sản lượng tiêu thụ gần 600.000 tấn, tổng doanh thu ước đạt hơn 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 210 tỷ đồng…

Hỗ trợ đặc biệt từ Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để quảng bá sản phẩm và thương hiệu địa phương

13689 views
24-04-2024
ILDEX Vietnam 2024 sẵn sàng bùng nổ trở lại với phiên bản 2024 đầy hấp dẫn. Phiên bản lần này của triển lãm sẽ trở lại với quy mô lớn nhất, cùng sự tham gia của hơn 200 công ty hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới và hơn 10.000 khách thăm quan thương mại, khiến việc tham gia triển lãm trở thành cơ hội kết nối có một không hai. 10 quốc gia có số lượng Đơn vị triển lãm tham gia nhiều nhất là: Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Thái Lan. Tỷ lệ các Đơn vị triển lãm quốc tế là gần 90%.

Hướng đến thương hiệu phát triển bền vững, LocknLock tài trợ kim cương cho chiến dịch Earth Day Việt Nam 2024

16445 views
23-04-2024
Để tăng các chỉ số ESG giúp LocknLock Việt Nam hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, công ty đã tham gia đồng hành, tài trợ cho nhiều chương trình vì môi trường, vì cộng đồng xanh. Mới đây, LocknLock đồng hành cùng “Earth Day Việt Nam 2024” của cộng đồng “Xanh Việt Nam” với vai trò là nhà Tài trợ Kim Cương.

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh Châu Á - Smart City Asia 2024 quy tụ hơn 800 gian hàng

17245 views
17-04-2024
Hơn 500 doanh nghiệp cũng như hơn 800 gian hàng đến từ nhiều quốc quốc gia và Việt Nam sẽ giới thiệu công nghệ mới nhất, giải pháp tiên tiến nhất thúc đẩy xây dựng đô thị thông minh. Smart City Asia 2024 kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác công – tư, triển khai các dự án thành phố thông minh, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội nhằm giải quyết thách thức qua nền tảng công nghệ số…

FPT Retail mở thêm 400 nhà thuốc, 100 trung tâm tiêm chủng năm 2024, xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện

17037 views
17-04-2024
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bạch Điệp chia sẻ định hướng xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện FRT bằng kế hoạch kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc, đặt mục tiêu mở mới 100 trung tâm tiêm chủng vaccine ngay trong năm nay 2024. Sở dĩ FPT Retail tự tin đặt những mục tiêu lớn như vậy vì bà Chủ tịch HĐQT đánh giá các chính sách của nhà nước hiện nay đang hỗ trợ nhiều hơn cho thị trường dược phẩm phát triển minh bạch và bền vững.