Đại gia công nghệ: Mây tan, lợi nhuận tàn
1870 views
06-02-2023
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Business.Cosmolife.vn) Báo cáo kinh doanh của các ông lớn ngành công nghệ càng củng cố thêm nhận định sự bùng nổ của dịch vụ đám mây đang hạ nhiệt trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và trí tuệ nhân tạo trở thành động lực tăng trưởng tiếp theo.

Đám mây hạ nhiệt

Kết quả doanh thu của Amazon và Microsoft, 2 đại gia thống trị thị trường đám mây cho thấy tăng trưởng ở lĩnh vực này đang ở mức thấp nhất kể từ khi các công ty bắt đầu công khai số liệu từ năm 2015 và còn tiếp tục giảm. Trong khi đó, Alphabet (công ty mẹ Google), có quy mô hoạt động kinh doanh nền tảng đám mây nhỏ nhất trong số 3 công ty, cho hay Google Cloud chỉ đạt tăng trưởng 32%, mức chậm nhất kể từ năm 2019. Lợi nhuận đám mây giảm sụt phản ánh xu hướng tiết kiệm sau đại dịch của những khách hàng doanh nghiệp, đối tượng có ngân sách bị bóp nghẹt bởi lạm phát và lãi suất.

Lĩnh vực kinh doanh đám mây của 3 đại gia công nghệ đang sụt giảm.
 

“Từng được coi là nguồn doanh thu phòng thủ nhất trong lĩnh vực công nghệ nhưng giờ đây chúng tôi đang chứng kiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi về tính chu kỳ với hoạt động kinh doanh (đám mây) này”, một số nhà phân tích tại Bernstein nói. Dịch vụ đám mây từ lâu đã là nguồn thu nhập tin cậy của Microsoft và Amazon. Nhà sản xuất Windows đã công bố mức tăng trưởng đám mây khoảng 50% cho mỗi quý của năm 2020, thời điểm đại dịch khiến mọi người phải làm việc và học tập tại nhà. Trong khi đó, cái tên dẫn đầu thị trường, Amazon Web Service (AWS) báo cáo doanh số bán hàng tăng khoảng 30% cùng thời kỳ. Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi theo thời gian. Dữ liệu của Refinitiv cho thấy tăng trưởng của AWS đã chậm lại ở mức thấp kỷ lục 20% vào 3 tháng cuối năm 2022, xuống chỉ còn 21,4 tỷ USD, thấp hơn cả ước tính của giới phân tích là 22,03 tỷ USD. Trong khi đó, dù doanh thu từ mảng đám mây Azure của Microsoft tăng 18% so với kỳ vọng từ tháng 10 đến tháng 12, nhưng dự báo kết quả quý hiện tại của ông lớn này chỉ đạt từ 21,7 tỷ USD đến 22 tỷ USD, thấp hơn ước tính 22,14 tỷ USD. Giám đốc tài chính Amazon Brian Olsavsky thừa nhận công ty dự kiến tốc độ tăng trưởng đám mây sẽ chậm hơn trong vài quý tới. Điều tương tự cũng xảy ra với Microsoft, nhà sản xuất Windows cho biết kinh doanh đám mây Azure có thể giảm 4 - 5 điểm cơ bản vào quý tháng 3 tới đây.

Trí tuệ nhân tạo trở thành ván cược mới

Giới phân tích cho biết tiềm năng bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) sau thành công viral của ChatGPT có thể thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ đám mây trở lại. Các ứng dụng AI đòi hỏi sức mạnh tính toán khổng lồ, sẽ là cơ hội cho những công ty có dịch vụ giúp vận hành công nghệ này trơn tru. Theo tính toán của Goldstein, Phó giáo sư tại Đại học Maryland, ước tính ChatGPT tiêu 0,0003 USD cho mỗi từ được tạo ra. Trung bình, mỗi câu trả lời của chatbot này chứa 30 - 40 từ, tương đương 0,01 USD. Với 1 đoạn hội thoại ngắn và 5 - 10 câu trả lời mỗi ngày, chi phí sẽ rơi vào khoảng 0,05 - 0,1 USD. 

Sự thành công của ChatGPT có giúp kinh doanh đám mây hồi phục?

Hiện tại ChatGPT chạy trên nền tảng đám mây Azure. Theo mức phí hiện tại của Microsoft, cùng với việc lượng người dùng tăng chóng mặt kể từ khi ra mắt, mỗi ngày chatbot này đã ngốn của công ty mẹ khoảng 100.000 USD, tương đương 3 triệu USD/tháng cho sức mạnh điện toán và con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều, lên tới 500.000 USD/ngày hay 15 triệu USD/tháng. Microsoft đang là nhà đầu tư và đối tác của OpenAI, công ty sở hữu chatbot đình đám nêu trên, nhưng sẽ cần thời gian cho khoản đầu tư của gã khổng lồ này đơm hoa kết trái. Theo bản ghi chép rò rỉ, nhà sản xuất Windows sẽ nhận được 75% lợi nhuận của OpenAI cho đến khi thu hồi toàn bộ khoản đầu tư khoảng 10 tỷ USD của họ. Sau khi thu về toàn bộ số vốn, cơ cấu sở hữu của OpenAI sẽ trở thành: Microsoft (49%), các nhà đầu tư khác (49%) và công ty mẹ của ChatGPT (2%). “Tiến bộ AI và nhu cầu đối với dịch vụ đám mây có liên quan sẽ cần thời gian để hiện thực hoá lợi nhuận, và chúng cũng không có khả năng bù đắp cho những khó khăn hiện tại của thị trường doanh nghiệp trong vài quý tới”, Lipsman, chuyên gia phân tích cao cấp tại Insider Intelligence nói.

Edit: Doanh Nhân Thành Thị - Business.Cosmolife.vn | Soure: Công Nghệ Số & Truyền Thông
RELATED NEWS

YouTube thử nghiệm với Kênh Mr Beast để ra mắt tính năng Âm thanh đa ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Việt

6850 views
24-02-2023
Kênh MrBeast, nhà sáng tạo trên YouTube tiếp cận và mang lại niềm vui cho khán giả trên khắp thế giới thông qua các thử thách nhảy, mẹo rèn luyện sức khỏe hay những vlog hằng ngày nay, đã có tiếng Việt! Cùng chào đón tính năng Âm thanh đa ngôn ngữ mới trên YouTube.

ChatGPT có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp trong tương lai?

6936 views
20-02-2023
ChatGPT gần đây đã trở thành chủ đề nóng khi đánh dấu bước tiến mới của trí tuệ nhân tạo song cũng đặt ra dấu hỏi lớn về những tác động của công cụ này với tương lai của các doanh nghiệp…

Cơn ác mộng kinh hoàng của mọi phụ huynh trên TikTok

6336 views
20-02-2023
Hàng tỷ video được tải lên TikTok mỗi tháng, trong đó có vô số trẻ em và trẻ vị thành niên hát, nhảy hoặc nói về cuộc sống cá nhân. Và nhiều kẻ ấu dâm tìm đến nội dung này.

TikTok đứng trước nguy cơ bị cấm vĩnh viễn tại châu Âu, nguyên nhân là gì?

6704 views
22-01-2023
Tương lai của TikTok tại châu Âu đang khá mịt mờ, và nếu không tuân thủ theo đạo luật dưới đây, nền tảng mạng xã hội TikTok nhiều khả năng sẽ bị cấm tại nhiều quốc gia EU.

Những xu hướng công nghệ sẽ định hình năm 2023

6768 views
03-01-2023
Lĩnh vực công nghệ được dự đoán sẽ có nhiều thay đổi lớn trong 2023 với sự bành trướng của AI, thay đổi lớn của iPhone và sự nở rộ của hàng loạt mạng xã hội mới.