Đông Nam Á từng bước trở thành ngôi sao trong mạng lưới cung ứng
4132 views
03-03-2022
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Business.Cosmolife.vn) Với sức mạnh thương mại nội vùng ở châu Á ngày càng tăng, các tập đoàn sản xuất hàng đầu đang thiết kế lại mạng lưới hậu cần và công nghiệp của họ.

Trải qua hai năm COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy thương mại trên toàn thế giới. Cũng trong đại dịch, vai trò của châu Á trên bản đồ thương mại toàn cầu cũng đã thay đổi với sức mạnh của những thương vụ giao dịch trong nội vùng ngày càng mạnh mẽ, các tập đoàn đang phải tái thiết kế và xây dựng mạng lưới công nghiệp và hậu cần mới, theo báo cáo Vai trò của Châu Á Thái Bình Dương trong Chuỗi cung ứng toàn cầu được phát hành bởi C&W.

“Châu Á sẽ tiếp tục là khu vực cung cấp nguồn hàng thành phẩm chính cho các thị trường tiêu dùng trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ sẽ dẫn đầu trong việc tăng cường sản xuất linh kiện và lắp ráp phụ Đồng thời những quốc gia này sẽ tiếp tục nâng cao chuỗi giá trị và bắt đầu sản xuất nhiều sản phẩm hoàn thiện hơn trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt với áp lực lớn của lượng nhu cầu trong nước”, theo ông Tim Foster, Giám đốc bộ phận tư vấn Chuỗi cung ứng và Hậu cần, C&W Châu Á Thái Bình Dương.

Nhu cầu sản xuất hàng thành phẩm cũng sẽ tăng mạnh đối với các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép và đồ nội thất. Trong đó, Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ và Indonesia là những thị trường được hưởng lợi nhiều nhất. Bên cạnh đó, những mặt hàng chuyên dụng và chịu mức phí vận chuyển cao như cao su, nhựa, thủy tinh, hóa chất và xi măng sẽ được giao dịch mạnh hơn trong nội khu vực.

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc C&W Việt Nam, cho biết: “Các sản phẩm về ngành hàng thực phẩm và đồ uống cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại nội vùng mạnh mẽ, do những mặt hàng này có tính dễ hư hỏng và khách hàng luôn có nhu cầu truy xuất nguồn gốc của sản phẩm cũng như chuỗi lưu trữ lạnh. Các nước Indonesia, Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ là những thị trường chủ chốt trong quá trình lưu kho và luân chuyển hàng hóa. Hậu cần kho lạnh là loại tài sản rất thu hút trong thời gian gần đây, nhờ vào làn sóng xuất nhập khẩu thuốc và vaccine trong thời gian qua, cùng với sự gia tăng đột biến của thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm”.

“Thị trường hậu cần lạnh ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ và phát triển rời rạc. Hai thành phần chính của thị trường hiện tại là kho lạnh thương mại và các cơ sở tự vận hành. Các công ty cạnh tranh dựa trên các thông số khác nhau như sức chứa nhà kho, số lượng pallet, đội xe với xe tải chuyên nghiệp, phạm vi nhiệt độ, phạm vi mạng lưới và địa điểm”, bà Trang nhận xét. Thị trường dây chuyền lạnh ở Việt Nam trị giá khoảng 169 triệu đô la Mỹ vào năm 2019. Với sự bùng nổ đón đầu cung cấp vắc-xin, tăng trưởng trong chế biến thủy sản và nhu cầu tiêu dùng, C&W dự báo thị trường này ​​sẽ đạt giá trị 295 triệu đô la Mỹ vào năm 2025, tương ứng với mức tăng trưởng khoảng 12% hàng năm.

Với tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại nội vùng, sản xuất châu Á cho khu vực châu Á, các tập đoàn đang phải thiết kế và xây dựng lại mạng lưới hậu cần và công nghiệp của họ trong khu vực. Doanh nghiệp nào bắt kịp được tốc độ tiếp cận thị trường và khoảng cách giao hàng tới khách hàng sẽ là giành nhiều cơ hội chiến thắng. Với chi phí bất động sản công nghiệp ngày càng tăng, và thực tế giai đoạn thiết kế chuỗi cung ứng sẽ quyết định 80% giá trị và chi phí của mạng lưới, C&W đưa ra 03 yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư bất động sản công nghiệp nhằm giúp nhà đầu tư tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong toàn khu vực, bao gồm:

Thiết kế mạng lưới, tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà chuỗi cung ứng sẽ được thiết kế khác nhau. Một số công ty chú trọng vào thiết kế dòng chảy cung ứng vật liệu tinh gọn nhất có thế với một vài cơ sở lớn nối nhau, trong khi một số doanh nghiệp sẽ thiết kế một chuỗi cung ứng dài, rải rác nhưng linh hoạt.

Vị trí của cơ sở, yêu cầu vị trí cơ sở sẽ tùy thuộc nhiều vào ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động. Các công ty sản xuất có thể sẽ chú trọng đặt nhà máy ở gần các nhà cung cấp nguyên liệu, trong khi công ty thương mại điện tử sẽ chọn những kho bãi gần với lượng khách hàng sẵn có và tiềm năng nhất.

Thông số kỹ thuật của tòa nhà - tốc độ đổi mới công nghệ tăng đồng nghĩa với việc thông số kỹ thuật cho các tòa nhà hậu cần cấp cao tiếp tục phát triển. Các thông số kỹ thuật của tòa nhà phải tuân theo nhu cầu của khách hàng, yêu cầu kinh doanh và các quy trình, trình tự bố trí và tự động hóa của cơ sở. Gần đây, các doanh nghiệp đã có thêm các yêu cầu về ESG (Environmental, Social, and (Corporate) Governance), là những yếu tố sản xuất và xây dựng công nghiệp bền vững.

Ông Foster kết luận, “Các tập đoàn cần tập trung vào việc xây dựng khả năng phục hồi và tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng. Từ góc độ bất động sản, các tác động đối với bất động sản công nghiệp có rất nhiều nhưng điều quan trọng cần nhớ là nhu cầu bất động sản là sản phẩm của sự tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Điều quan trọng đầu tiên là thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng tối ưu, sau đó thực hiện các yêu cầu về bất động sản. Việc kết hợp các yếu tố này lại với nhau một cách chặt chẽ cung cấp cách tiếp cận mạnh nhất để điều hướng sự chuyển đổi trong ngắn hạn và dài hạn”.

Hiểu hơn về Cushman & Wakefield

Cushman & Wakefield (NYSE: CWK) là một trong những công ty dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới, mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng, với khoảng 50.000 nhân viên tại hơn 400 văn phòng và 60 quốc gia. Năm 2021, công ty đạt doanh thu 9,4 tỷ USD từ các dịch vụ bất động sản cốt lõi bao gồm Quản lý cơ sở vật chất và Quản lý dự án, Cho thuê thương mại, Thị trường vốn, Thẩm định giá và các dịch vụ khác.
Text: Doanh Nhân Thành Thị - Business.Cosmolife.vn | Source: Cushman & Wakefield Viet Nam
RELATED NEWS

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP. HCM tổng kết thành quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm

15911 views
17-05-2024
Tại Lễ tổng kết Dự án Năng lượng phân tán đô thị Việt Nam tại TP.HCM do USAID tài trợ gần 11,2 triệu USD hôm nay 17/5/2024, Phó Tổng Lãnh sự Mỹ Anne Benjaminson và Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs cùng lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM, đại diện các sở ban ngành của thành phố và khu vực tư nhân đã tổng kết những kết quả chính mà dự án đạt được kể từ khi bắt đầu thực hiện dự án năm 2019.

Khai mạc Triển lãm lần thứ 20 ngành Công nghiệp Ô tô, Xe Máy, Xe Điện và Công nghiệp hỗ trợ - Autotech & Accessories 2024 gần 300 doanh nghiệp tham gia

16060 views
16-05-2024
Triển lãm Quốc tế lần thứ 20 về Công nghiệp Ô tô, Xe máy, Xe điện và Công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam - Autotech & Accessories Vietnam 2024 chính thức mở cửa đón khách tham quan và giao thương trong khoảng thời gian ngày 16 - 19/5/2024. Triển lãm Autotech & Accessories 2024 mở rộng quy mô với diện tích hơn 15.000m2, gồm hơn 400 gian hàng của gần 300 doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan,...

Họp báo công bố chuỗi Triển lãm quốc tế chuyên ngành Sơn phủ, Giấy, Cao su và Nhựa 2024 tăng quy mô hơn 30%

26085 views
16-05-2024
Tại họp báo ngày 16/5/2024, ban tổ chức cho biết chuỗi Triển lãm quốc tế chuyên ngành Sơn phủ, Giấy, Cao su và Nhựa tại Việt Nam - Coatings Expo Vietnam, Paper Vietnam, Rubber & Tyre Vietnam, Plastech Vietnam sẽ diễn ra từ ngày 12/14/6/2024 tại Trung tâm Hôi chợ và Triển lãm Sài gòn - SECC, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chuỗi sự kiện thương mại quốc tế thường niên được tổ chức bởi Công ty TNHH MTV DV Quảng cáo và Triển lãm Minh Vi (VEAS) trong hơn 10 năm qua với sự hỗ trợ của Cục hóa chất - Bộ Công thương Việt Nam; Hiệp hội Bao Bì Việt Nam (VINPAS); Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam (VPIA); Hội cao su nhựa TP. HCM (RUPA),…

Khai mạc 2 triển lãm quốc tế về cà phê và trà Việt Nam năm 2024 bước đệm vươn ra thị trường toàn cầu

16689 views
09-05-2024
Triển lãm quốc tế Café Show Viet Nam 2024 và Triển lãm quốc tế Trà tại Việt Nam vừa khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm quốc tế Sài Gòn (SECC) và diễn ra đến ngày 11/5. Sự kiện là cơ hội để các nhà quản lý, các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước gặp gỡ, chia sẻ các định hướng, chiến lược, giải pháp và công cụ quản lý thực tiễn trong ngành sản xuất, chế biến, quản lý phân phối các chuỗi quán cà phê, trà, thực phẩm đồ uống nói chung và ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cho các nhà hàng, khách sạn và các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống khác nói riêng.

Họp báo công bố Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE) 2024 dự kiến 800 gian hàng

16659 views
09-05-2024
Tại buổi họp báo sáng 9/5/2024, Ban tổ chức cho biết triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) năm 2024 sẽ có sự tham gia của 600 doanh nghiệp, 800 gian hàng trưng bày trên diện tích 20,000 m2. Mục tiêu của Ban tổ chức là xây dựng IEAE thành triển lãm B2B về điện tử và thiết bị thông minh chuyên nghiệp và có tầm ảnh hưởng tại Đông Nam Á…