Nhìn lại toàn cảnh thị trường kinh doanh ẩm thực năm qua tại Việt Nam và dự báo xu hướng ngành F&B năm 2023
6760 views
16-01-2023
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Business.Cosmolife.vn) Với mong muốn tăng cường kênh cung cấp thông tin toàn diện và đầy đủ về tình hình thị trường ẩm thực và đồ uống, iPOS.vn phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam – VIRAC và Cộng đồng chuyên trang F&B Việt Nam xây dựng Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022. Đây là báo cáo đầu tiên của iPOS.vn, với mục tiêu hướng tới phát hành thường niên trong các năm kế tiếp.

iPOS.vn công bố báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022. Báo cáo được xây dựng từ nguồn dữ liệu có liên quan từ các đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín trong và ngoài nước, và tiến hành khảo sát gần 3,000 nhà hàng/ café cùng gần 4,000 thực khách trên toàn quốc.

Với mong muốn tăng cường kênh cung cấp thông tin toàn diện và đầy đủ về tình hình thị trường ẩm thực và đồ uống, iPOS.vn phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam – VIRAC và Cộng đồng chuyên trang F&B Việt Nam xây dựng Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022. Đây là báo cáo đầu tiên của iPOS.vn, với mục tiêu hướng tới phát hành thường niên trong các năm kế tiếp. Báo cáo gồm 4 phần chính: Phần một giới thiệu tổng quan về thị trường F&B năm 2022, bao gồm đánh giá về tỉ lệ tăng trưởng số lượng nhà hàng/ café, doanh thu của toàn ngành (gồm thị trường ăn ngoài và bán hàng trực tuyến). Phần hai phân tích đánh giá, nhận định về tình hình thị trường năm 2022, với kết quả khảo sát của gần 3,000 nhà hàng/ café và gần 4.000 thực khách trên toàn quốc. Phần ba dự báo thị trường F&B trong ngắn và dài hạn. Phần bốn đánh giá xu hướng nổi bật sẽ xuất hiện trong năm 2023.

 

Ông Vũ Thanh Hùng – Tổng Giám đốc công ty Cổ phần iPOS.vn chia sẻ: “Trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi lớn về mặt tư duy kinh doanh, tối ưu hệ thống vận hành và tăng cường trải nghiệm cho thực khách. Thị trường F&B cũng dần hồi phục, và có chuyển biến vô cùng tích cực. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi hợp tác cùng các tổ chức và chuyên gia có uy tín, để xây dựng Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022. Chúng tôi hy vọng, báo cáo này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các tổ chức, cá nhân quan tâm tìm hiểu về ngành F&B, giúp củng cố định hướng phát triển của mình trong thời gian tới”.

Thị trường F&B năm 2022 có nhiều điểm sáng

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338,600 nhà hàng/ café. Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh thành sở hữu nhiều hàng quán nhất, chiếm 39.78% số lượng trên toàn quốc, gấp gần 3 lần so với Hà Nội – tỉnh thành đứng ở vị trí thứ hai. Quy mô doanh thu ngành F&B 2022 ước tính đạt gần 610 nghìn tỷ, trong đó, 333.69 nghìn tỷ đồng đến từ thị trường ăn ngoài. Trong gần 3,000 nhà hàng/café được khảo sát, có tới 46.5% doanh nghiệp F&B vẫn chưa bán hàng trực tuyến.

Tuy vậy, 82.8% doanh nghiệp F&B đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số, và ứng dụng chủ yếu trong hoạt động bán hàng và quản lý kho, nguyên vật liệu,… Với gần 4,000 thực khách phỏng vấn, hai tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn quán ăn ngoài là: đồ ăn/uống ngon và giá cả. Trong đó, 40,000 – 70,000 VND là chi phí người Việt thường dành để “đi café, và họ sẵn sàng chi tiêu mạnh tay tới 500,000 VND cho các dịp ăn uống đặc biệt. Bất ngờ hơn, 77.16% thực khách giữ nguyên chi tiêu, thậm chí tăng mức chi tiêu cho ẩm thực trong năm 2023. Điều này cho thấy, mặc dù kinh tế năm 2023 được dự báo có nhiều khó khăn, thực khách phần lớn vẫn muốn dành nhiều chi tiêu cho trải nghiệm ẩm thực.

Xu hướng & dự báo ngành F&B năm 2023

Trải qua hai năm đại dịch, ngành F&B đã có nhiều biến động. Nhu cầu ngành này đã hồi phục mạnh mẽ sau thời kì giãn cách, giá trị thị trường năm 2023 dự kiến sẽ tăng 18% so với 2022, đạt 720 nghìn tỷ đồng. Sau khi hồi phục và tăng trưởng ấn tượng, ngành F&B sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định và dự kiến sẽ đạt giá trị 938.3 nghìn tỷ đồng vào năm 2026. Năm 2023 khả năng trở thành cuộc chiến dành thị phần giữa các chuỗi lớn khi các chủ đầu tư nhỏ lẻ thận trọng. Theo đó, quý 4 năm 2022 chứng kiến sự chững lại của ngành F&B so với cùng kỳ nhiều năm trước. Đây được coi là sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế, dự kiến sẽ tiếp diễn trong năm 2023. Tuy nhiên với các thương hiệu lớn, bằng nguồn vốn tích lũy của mình, đang tranh thủ thời cuộc để chiếm lĩnh thị phần.

Thị trường sẽ đón nhận nhiều biến số thú vị, vì còn có sự góp mặt của nhiều tên tuổi mới đang tạo nên nhiều tiếng vang, như Phê La, Katinat Saigon Kafe,… Một số mô hình kinh doanh ẩm thực sẽ có phần chững lại sau năm 2023. Đặc biệt, thị trường giao đồ ăn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh việc nhà hàng chịu chi phí chiết khấu bán hàng cao, họ cũng đang gặp khó khăn với cuộc đua giảm giá để dành đơn hàng, khiến lợi nhuận bị bào mòn. Vì vậy, bán hàng trực tuyến sẽ chỉ phù hợp để khai thác trong thời gian thấp điểm, chứ không còn là hướng đi an toàn cho mô hình kinh doanh thuần trực tuyến như trước.

Text: Doanh Nhân Thành Thị - Business.Cosmolife.vn | Source: iPOS.vn
RELATED NEWS

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh Châu Á - Smart City Asia 2024 quy tụ hơn 800 gian hàng

16303 views
17-04-2024
Hơn 500 doanh nghiệp cũng như hơn 800 gian hàng đến từ nhiều quốc quốc gia và Việt Nam sẽ giới thiệu công nghệ mới nhất, giải pháp tiên tiến nhất thúc đẩy xây dựng đô thị thông minh. Smart City Asia 2024 kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác công – tư, triển khai các dự án thành phố thông minh, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội nhằm giải quyết thách thức qua nền tảng công nghệ số…

FPT Retail mở thêm 400 nhà thuốc, 100 trung tâm tiêm chủng năm 2024, xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện

16250 views
17-04-2024
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bạch Điệp chia sẻ định hướng xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện FRT bằng kế hoạch kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc, đặt mục tiêu mở mới 100 trung tâm tiêm chủng vaccine ngay trong năm nay 2024. Sở dĩ FPT Retail tự tin đặt những mục tiêu lớn như vậy vì bà Chủ tịch HĐQT đánh giá các chính sách của nhà nước hiện nay đang hỗ trợ nhiều hơn cho thị trường dược phẩm phát triển minh bạch và bền vững.

Khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ đạt 4,6% tăng trưởng kinh tế, công nghiệp và sản xuất tiếp tục là động lực tăng trưởng chính

16265 views
17-04-2024
Theo Cushman & Wakefield, Việt Nam đang được hưởng lợi lớn từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, trong bối cảnh “tốt đẹp” của cả khu vực Đông Nam Á, khi các ngành công nghiệp, sản xuất đang và sẽ là động lực tăng trưởng chính. Khu vực được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cùng với những biện pháp hạ nhiệt lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường mới nổi.

Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút để phát triển thị trường offshore

16324 views
16-04-2024
Cơ sở hạ tầng ngành công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam không ngừng phát triển, Việt Nam đang là sự lựa chọn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp outsource (thuê ngoài).

Các tập đoàn lớn Walmart, Amazon, Safeway sẽ góp mặt tại Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing tháng 6/2024

16646 views
12-04-2024
Sáng 12/4, tại TP. HCM, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương tổ chức tọa đàm chuẩn bị cho chuỗi sự kiện Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế - Viet Nam International Sourcing 2024 sẽ diễn ra từ ngày 06 - 08/6/2024 tới đây. Các tập đoàn lớn như Aeon, Uniqlo (Nhật Bản); Walmart, Amazon, Safeway (Hoa Kỳ); Falabella (Chi-lê); Carrefour, Decathlon (Pháp); Central Group (Thái Lan); Coppel (Mexico); IKEA (Thuỵ điển), LuLu (UAE)... cũng như các nhà thu mua chuyên nghiệp cho các chuỗi cung ứng toàn cầu đều góp mặt trong 3 ngày này.