Vì sao khí đốt và khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đến những năm 2030?
18500 views
06-09-2024
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Doanh Nhân Thành Thị – Business.Cosmolife.vn) Theo các chuyên gia của Công ty Nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie, nhu cầu về khí đốt và khí thiên nhiên hóa lỏng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trung bình 12% mỗi năm, để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030 - theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.

Tiêu thụ khí đốt sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu năng lượng ngày càng cao hơn, từ 8 triệu tấn dầu quy đổi (Mtoe) vào năm 2020 lên 20 Mtoe vào năm 2035. Trong quá trình chuyển đổi này, tỷ trọng than tiêu thụ sẽ giảm 7 Mtoe vào năm 2050.

Ông Joshua Ngu, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Wood Mackenzie, cho biết ngành điện lực sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với dự báo nhiên liệu này sẽ đóng góp tới 14% tổng sản lượng điện vào năm 2030.

“Việc phát điện từ khí đốt đang ngày càng cần thiết để hạn chế khả năng xảy ra tình trạng thiếu điện trong tương lai gần," ông Joshua Ngu cho biết. "Khi sản lượng điện từ than chững lại trong giai đoạn tới và năng lượng tái tạo tiếp tục đối mặt với những thách thức như hiệu suất gián đoạn hay các hạn chế của lưới điện, khí đốt và LNG sẽ là những nguồn nhiên liệu quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như hỗ trợ kinh tế tăng trưởng bền vững.”

Nhu cầu khí đốt của Việt Nam theo từng ngành


Nguồn: Wood Mackenzie (đơn vị mmcfd - triệu feet khối mỗi ngày)

Bên cạnh nhu cầu khí đốt được dự báo tăng lên, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức trong  sản lượng nội địa. Các mỏ khí hiện tại - chủ yếu nằm ở khu vực Đông Nam Bộ - đang bước vào giai đoạn cạn kiệt, dẫn đến nguồn cung khí đốt nội địa giảm 25% trong 5 năm qua. Tuy nhiên, với những dự án phát triển gần đây - như Quyết định đầu tư (FID) Lô B ở Lưu vực Malay - dự kiến sẽ tăng thêm 0,4 tỷ feet khối (tương đương 11.3 triệu mét khối) sản lượng khí đốt mỗi ngày (bcfd) vào năm 2030. Ngoài ra, việc xây dựng đường ống dẫn khí từ lô hợp đồng phân chia sản lượng dầu khí Tuna (Indonesia) ở Biển Natuna được kỳ vọng sẽ có thể vận chuyển khí đốt cho Việt Nam kể từ những năm 2030 trở đi.

Wood Mackenzie dự đoán trong tương lai, lượng khí đốt Yet-To-Find (YTF) sau năm 2030 sẽ được phân bổ ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Nhu cầu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và hợp đồng mua bán LNG tại Việt Nam


Nguồn: Wood Mackenzie

Tiềm ẩn rủi ro biến động giá trong thị trường khí đốt Việt Nam do thiếu hụt nguồn cung khí LNG đảm bảo

Nghiên cứu của Wood Mackenzie cho thấy Việt Nam  chỉ đang hoàn toàn tiếp xúc với thị trường khí LNG mua và giao ngay, chưa ký bất kỳ hợp đồng mua bán LNG dài hạn nào.

“Thiếu hụt trong nguồn cung khí LNG theo hợp đồng, cùng với nguồn tài nguyên trong nước ngày càng cạn kiệt, làm tăng nguy cơ biến động giá ở Việt Nam cũng như nguy cơ mất điện hoặc phân phối khí đốt trong tương lai,” ông Raghav Mathur, Chuyên gia Nghiên cứu và Phân tích lĩnh vực Khí đốt & LNG của Wood Mackenzie cho biết. “Sự chênh lệch giữa giá điện sản xuất từ khí LNG, các hợp đồng mua bán điện, các dự án điện khí LNG chưa có nhiều tiến triển đã và đang trở thành những trở ngại đáng kể đối với việc ký kết hợp đồng LNG tại Việt Nam”.

Cơ sở hạ tầng mới và các chính sách hỗ trợ là rất cần thiết


 Nguồn: Wood Mackenzie Lens

Wood Mackenzie cho biết việc phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt mới sẽ giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt. Mạng lưới đường ống chính của Việt Nam hiện tập trung ở khu vực phía Nam, nơi có trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Hai kho cảng khí LNG đã được xây dựng ở miền Nam Việt Nam, với cảng LNG Thị Vải đã hoạt động và cảng Hải Linh dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2024. Một số công trình kho cảng LNG khác đang ở giai đoạn nghiên cứu tính khả thi và dự kiến có thể đi vào hoạt động vào đầu những năm 2030.

“Việc chính phủ Việt Nam phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vào tháng 5 năm 2023 nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án điện khí LNG, hướng tới việc tăng thêm 22,4 GW công suất điện từ khí LNG vào năm 2030”, bà Yulin Li, Chuyên gia Nghiên cứu về Khí đốt & LNG tại Wood Mackenzie cho biết. Tuy nhiên, để Việt Nam tận dụng triệt để tiềm năng của khí đốt và LNG, cần có một cơ chế năng lượng chuyên biệt để tập trung vào chính sách và quy định về năng lượng. “Một khung chính sách mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt trung và hạ nguồn”, bà Li nhấn mạnh.

Theo phân tích của Wood Mackenzie, Việt Nam nên phát triển thêm quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp có khả năng đáp ứng yêu cầu của quốc gia. Hiện nay, có nhiều nhà cung cấp uy tín đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến PETRONAS.

Là một trong những nhà sản xuất LNG tích hợp lớn nhất thế giới, PETRONAS sản xuất hơn 36 triệu tấn khí LNG mỗi năm với các cơ sở ở Bintulu, Úc, Ai Cập và sắp tới là Canada. Mạng lưới rộng lớn này củng cố thương hiệu uy tín của PETRONAS để cung cấp khí LNG cho Việt Nam.

Khởi đầu là một nhà cung cấp năng lượng cho thị trường nội địa Malaysia, PETRONAS đã mở rộng cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế chủ chốt ở châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Sự mở rộng này nhấn mạnh chuyên môn, hiểu biết sâu sắc của PETRONAS về các yếu tố, xu hướng ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các thị trường ở khu vực châu Á cũng như có khả năng cung cấp các giải pháp chuyên biệt, linh hoạt theo từng điều khoản thương mại và hợp đồng.

Với tầm nhìn mang đến một tương lai xanh hơn, PETRONAS sản xuất khí LNG một cách có trách nhiệm, tận dụng và cải tiến công nghệ để giảm phát thải. Các biện pháp như điện khí hóa, ngăn chặn xả thải và đốt bỏ, cũng như công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) là những nỗ lực quan trọng trong quá trình này. Ngoài ra, kể từ khi bước vào thị trường Việt Nam vào năm 1991, PETRONAS đã tích lũy kiến thức sâu rộng về nhu cầu năng lượng của Việt Nam qua 33 năm hoạt động, hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền và các đối tác quan trọng trong ngành. Mối quan hệ này ngày càng được củng cố nhờ những nỗ lực hợp tác của các bên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong chuỗi giá trị năng lượng của đất nước.

Publish: Doanh Nhân Thành Thị – Business.Cosmolife.vn | Source: Wood Mackenzie
RELATED NEWS

LocknLock tặng hơn 800 triệu đồng sản phẩm để đồng hành cùng cộng đồng tại Hà Giang và Hòa Bình hậu bão Yagi

13157 views
04-10-2024
Vừa qua, ngày 30/9/2024 LocknLock đồng hành cùng tổ chức Good Neighbors International (GNI) trao tặng đồ gia dụng và thiết bị trường học mới cho hơn 2.000 học sinh và 04 hộ gia đình chịu thiệt hại do bão tại huyện Quang Bình (Hà Giang) và thành phố Hòa Bình (Hòa Bình).

Cơ quan Thực phẩm Ireland khởi động phái đoàn thương mại của chính phủ đến Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam

13183 views
03-10-2024
Vừa qua, Bord Bia, Cơ quan Thực phẩm Ireland chính thức khởi động phái đoàn thương mại lần thứ sáu đến Đông Nam Á, tập trung vào các thị trường trọng điểm là Việt Nam và Thái Lan. Nhân dịp này, bà Pippa Hackett, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Hàng hải Ireland, sẽ đến Việt Nam để tham gia các hoạt động thương mại quốc gia nhằm quảng bá Ireland như một nguồn cung cấp thực phẩm và đồ uống chất lượng cao, an toàn, và bền vững đến từ châu Âu.

Thông xe cầu Năm Lý tại TP Thủ Đức, TP.HCM có tổng mức đầu tư hơn 731 tỷ đồng

14499 views
02-10-2024
Sáng ngày 2/10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM phối hợp với UBND TP. Thủ Đức tổ chức thông xe dự án xây dựng cầu Năm Lý, thay thế cống đập Rạch Chiếc trên đường Đỗ Xuân Hợp, thành phố Thủ Đức. Cầu Năm Lý là dự án trọng điểm của ngành giao thông trong năm 2024, có tổng mức đầu tư hơn 730 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật hơn 250 tỷ đồng.

Những giá trị tích cực cho bất động sản và cộng đồng từ hành trình 30 năm tại Việt Nam của CapitaLand

13725 views
01-10-2024
CapitaLand đánh dấu cột mốc kỷ niệm 30 năm hoạt động tại Việt Nam với chuỗi sự kiện ý nghĩa, bao gồm tiệc tri ân các đối tác, đơn vị đồng hành và nhân viên. Sự kiện còn tiếp đón Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam. Gần 400 khách mời gồm các đối tác kinh doanh và các đơn vị đồng hành đã đến tham dự sự kiện. Công ty cam kết hỗ trợ 270.000 đô la Mỹ trong ba năm tới nhằm nâng cao cơ hội phát triển cho trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn.

SYM Việt Nam sẽ mang đến Vietnam Motor Show 2024 gồm 13 mẫu xe thiết kế ấn tượng, tính năng và tiện ích tối ưu

12307 views
26-09-2024
Tại buổi họp báo ngày 26/9/2024, Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), Nhóm các Nhà nhập khẩu Ô tô chính hãng Việt Nam (VIVA) và Hiệp hội các Nhà sản xuất Xe máy Việt Nam (VAMM) chính thức công bố việc tổ chức Triển lãm Ô tô & Xe máy Việt Nam 2024 (Vietnam Motor Show 2024) với sự tham gia của 19 thương hiệu ô tô và xe máy cùng hơn 50 thương hiệu trong ngành công nghiệp phụ trợ. SYM Việt Nam là 1 trong 19 thương hiệu ô tô, xe máy tham gia triển lãm Vietnam Motor Show 2024.