Việt Nam đặt mục tiêu loại bỏ xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vòng 20 năm tới, xe điện là giải pháp để phát triển hệ thống giao thông xanh
3262 views
26-12-2022
Share on Google+ Share on Twitter Share on Facebook Share on Pinterest Share on Linkedin

(Business.Cosmolife.vn) Xu hướng điện hóa phương tiện giao thông là một trong những giải pháp tiềm năng góp phần giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí, đồng thời đáp ứng các mục tiêu biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Theo một nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), hoạt động giao thông vận tải đường bộ đóng góp tới 18% lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam. Số lượng phương tiện cơ giới cá nhân tại Việt Nam không ngừng ra tăng, tính đến năm 2018, trên toàn quốc có 58,2 triệu xe máy và 3,9 triệu ô tô con đang lưu hành. Hầu hết các phương tiện này sử dụng nhiên liệu hóa thạch là xăng và dầu. Để đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), việc hạn chế và tiến dần tới loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hoá thạch là rất cần thiết. 

Tại các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh - hai thành phố lớn nhất ở Việt Nam với dân số lần lượt là 8 và 9 triệu người giao thông đường bộ là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2,5; một trong những chất ô nhiễm liên quan đến hoạt động giao thông vận tải có gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động giao thông vận tải đường bộ đóng góp tới 40% mức bụi mịn PM2.5, trong đó 60% lượng bụi mịn này là do xe máy gây ra (theo báo cáo của C40). Để giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí,  thì điện hóa phương tiện đường bộ được coi là một trong những giải pháp tiềm năng nhất cho mục tiêu phát triển hệ thống giao thông xanh.

Trong những năm gần đây, bất chấp tác động tiêu cực của Đại dịch Covid-19 cũng như sự suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường xe điện bao gồm xe máy điện và xe ô tô điện tại Việt Nam đã có những bước nhảy vọt ấn tượng cả về mặt sản lượng và doanh số. Theo dữ liệu từ MotorCycles Data, thị trường xe máy điện ở Việt Nam gia tăng đáng kể, từ 5,14% trong năm 2019 đến 8,54% trong năm 2020, và đạt 10% trong năm 2021. Thị trường xe máy điện ở Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, và đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Theo thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam, số lượng xe ô tô điện ở Việt Nam còn rất ít, năm 2019 có 140 xe, năm 2020 có 900 xe. Phần lớn các xe ô tô này là xe hybrid, xe plug-in hybrid, số xe chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tuy nhiên, con số này thay đổi đáng kể trong năm 2021 và 2022, khi VinFast chính thức giới thiệu mẫu xe ô tô điện đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam được sản xuất trong nước. Theo báo cáo bán hàng của VinFast, số lượng xe ô tiện của hãng bán ra trong 8 tháng đầu năm 2022 đã đạt 2.208 xe.

Chính sách hỗ trợ xe điện

Nhận thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy giao thông điện, chính phủ đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện điện như giảm phí đăng kí trước ba cho xe điện. Nghị định số 10/2022/NĐ-CP, trong vòng 3 năm kể từ ngày 1/3/2022 mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô điện chạy pin là 0%. Từ ngày 1/3/2025 đến 28/2/2027, mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô điện chạy pin sẽ bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ của xe điện chạy xăng có cùng số chỗ ngồi. Tuy nhiên chính sách này chỉ áp dụng đối với xe ô tô chạy điện. Chính sách thúc đẩy sử dụng xe máy điện hiện tại vẫn chưa có. Xe máy điện đang chịu chung mức thuế, phí với xe máy chạy xăng. Trong khi xe máy đang là phương tiện di chuyển chính của người dân, đồng thời cũng là phương tiện có đóng góp to lớn tới ô nhiễm không khí. Do đó, chính sách thúc đẩy việc chuyển đổi từ xe máy chạy xăng sang xe máy điện là rất cần thiết và điều này sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí đáng kể.

Hội đồng quốc tế về giao thông sạch (The International Council on Clean Transportation - ICCT) đã đưa ra các khuyến nghị thúc đẩy việc sử dụng xe điện ở Việt Nam, góp phần loại bỏ hoàn toàn xe máy và xe ô tô sử dụng nhiên liệu hoá thạch để đạt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Ngày 22/7/2022, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải. Trong quyết định này có thiết lập một số mục tiêu cụ thể cho sự phát triển xe điện bao gồm: 

Giai đoạn 2022 - 2030

Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

Giai đoạn 2031 - 2050

Đến năm 2040: Từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.

Đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Không chỉ riêng giao thông đường bộ, ngành Giao thông Vận tải cũng đề ra mục tiêu, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh áp dụng cho cả đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.

Như vậy theo mục tiêu đề ra, Việt Nam sẽ loại bỏ phương tiện giao thông đường bộ phát thải như ô tô, xe máy sử dụng động cơ đốt trong trong vòng 20 năm tới. Lộ trình này được đánh giá là khả thi, tuy nhiên để đạt được mục tiêu này cần phải có một lộ trình cụ thể và rõ ràng đi kèm với các chính sách thúc đẩy sự chuyển đổi từ xe sử dụng nhiên liệu hoá thạc sang xe điện và năng lượng xanh. 

Thực trạng thị trường hiện nay: cơ hội và thách thức

Theo MotorCycle Data, thị trường xe máy điện ở Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, và đứng thứ nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thị trường xe ô tô điện trong nước cũng đang trăng trưởng sau khi VinFast giới thiệu mẫu xe ô tô điện đầu tiên tới khách hàng vào năm 2021. Theo nghiên cứu của Hội đồng Quốc tế về giao thông sạch (The International Council on Clean Transportation - ICCT), thị trường xe máy điện và ô tô điện ở Việt Nam đang thống trị bởi các doanh nghiệp trong nước.

Đối với thị trường xe máy điện, 70% số xe máy điện bán ra trong năm 2020 là từ các doanh nghiệp trong nước như VinFast, Pega,  Anbico, Detech, và DK bike. Theo nghiên cứu, tổng sản lượng xe máy điện mà các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất đã đạt hơn 1 triệu xe/năm. 

Tương tự, là thị trường ô tô có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất khu vực ASEAN được thống kê bởi hiệp hội sản xuất ô tô Đông Nam Á (AAF), ở thời điểm hiện tại một số đơn vị sản xuất ô tô tại Việt Nam đã không bỏ lỡ thời cơ khi từng bước dịch chuyển sản xuất thay thế xe xăng bằng xe điện nhằm chuẩn bị khai phá thị trường màu mỡ này. Có thể kể đến một số thương hiệu nội địa nổi bật như Vinfast, Trường Hải, TC Motor và cả các hãng xe nước ngoài như Huyndai, Mercedes-Benz, Audi cũng đang từng bước nghiên cứu xây dựng hệ thống trạm sạc để chuẩn bị mở bán ô tô điện.

Khuyến nghị thúc đẩy sự chuyển đổi từ phương tiện sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang phương tiện điện 

Mặc dù thị trường xe điện ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng ngay cả trong thời kỳ đại dịch Covid lẫn suy thoái kinh tế, tuy nhiên thị phần xe điện vẫn chỉ đang chiếm một phần rất nhỏ so với thị trường xe sử dụng nhiên liệu hoá thạch là xăng và dầu. Để thúc đẩy sự chuyển đổi phương tiện, xây dựng một hệ thống chính sách toàn diện là rất cần thiết. Hội đồng Quốc tế về giao thông sạch (ICCT) đã đưa ra một loạt các khuyến nghị để thúc đẩy sự phát triển xe điện tại Việt Nam. Các khuyến nghị này được chia làm bốn nhóm chính bao gồm:

Chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện

Chính sách thúc đẩy sự sở hữu và sử dụng xe điện

Chính sách thúc đẩy sự phát triển hệ thống trạm sạch và hệ thống hoán đổi pin

Chính sách loại bỏ các phương tiện cũ, kém hiệu quả và phát thải cao

Đối với mỗi nhóm chính sách, ICCT có đưa ra các khuyến nghị cụ thể. Nội dung cụ thể của các khuyến nghị này có thể tìm thấy tại đây.

Text: Doanh Nhân Thành Thị - Business.Cosmolife.vn | Source: General
RELATED NEWS

Hỗ trợ đặc biệt từ Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để quảng bá sản phẩm và thương hiệu địa phương

13563 views
24-04-2024
ILDEX Vietnam 2024 sẵn sàng bùng nổ trở lại với phiên bản 2024 đầy hấp dẫn. Phiên bản lần này của triển lãm sẽ trở lại với quy mô lớn nhất, cùng sự tham gia của hơn 200 công ty hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới và hơn 10.000 khách thăm quan thương mại, khiến việc tham gia triển lãm trở thành cơ hội kết nối có một không hai. 10 quốc gia có số lượng Đơn vị triển lãm tham gia nhiều nhất là: Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Thái Lan. Tỷ lệ các Đơn vị triển lãm quốc tế là gần 90%.

Hướng đến thương hiệu phát triển bền vững, LocknLock tài trợ kim cương cho chiến dịch Earth Day Việt Nam 2024

16318 views
23-04-2024
Để tăng các chỉ số ESG giúp LocknLock Việt Nam hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp, công ty đã tham gia đồng hành, tài trợ cho nhiều chương trình vì môi trường, vì cộng đồng xanh. Mới đây, LocknLock đồng hành cùng “Earth Day Việt Nam 2024” của cộng đồng “Xanh Việt Nam” với vai trò là nhà Tài trợ Kim Cương.

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh Châu Á - Smart City Asia 2024 quy tụ hơn 800 gian hàng

17097 views
17-04-2024
Hơn 500 doanh nghiệp cũng như hơn 800 gian hàng đến từ nhiều quốc quốc gia và Việt Nam sẽ giới thiệu công nghệ mới nhất, giải pháp tiên tiến nhất thúc đẩy xây dựng đô thị thông minh. Smart City Asia 2024 kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác công – tư, triển khai các dự án thành phố thông minh, khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội nhằm giải quyết thách thức qua nền tảng công nghệ số…

FPT Retail mở thêm 400 nhà thuốc, 100 trung tâm tiêm chủng năm 2024, xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện

16923 views
17-04-2024
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Bạch Điệp chia sẻ định hướng xây dựng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện FRT bằng kế hoạch kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc, đặt mục tiêu mở mới 100 trung tâm tiêm chủng vaccine ngay trong năm nay 2024. Sở dĩ FPT Retail tự tin đặt những mục tiêu lớn như vậy vì bà Chủ tịch HĐQT đánh giá các chính sách của nhà nước hiện nay đang hỗ trợ nhiều hơn cho thị trường dược phẩm phát triển minh bạch và bền vững.

Khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ đạt 4,6% tăng trưởng kinh tế, công nghiệp và sản xuất tiếp tục là động lực tăng trưởng chính

17137 views
17-04-2024
Theo Cushman & Wakefield, Việt Nam đang được hưởng lợi lớn từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng, trong bối cảnh “tốt đẹp” của cả khu vực Đông Nam Á, khi các ngành công nghiệp, sản xuất đang và sẽ là động lực tăng trưởng chính. Khu vực được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cùng với những biện pháp hạ nhiệt lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường mới nổi.